Bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai
Sức khỏe

Bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với mẹ bầu. Điều này làm cho các mẹ lo lắng liệu căn bệnh này có gây ảnh hưởng đến bé hay không? Để hiểu rõ hơn về bệnh giang mai bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Giang mai là một trong những căn bệnh phổ biến thường lây sang đường tình dục. Ngoài ra, bệnh còn có con đường lây truyền khác là từ mẹ sang con khi mang thai. Vậy bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai gây ảnh hưởng gì đến thai nhi? Các mẹ có thể làm gì để bảo vệ bé tránh khỏi bệnh giang mai hiệu quả nhất?

1. Bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai có ảnh hưởng thai nhi?

Bệnh giang mai có ảnh hưởng đến thai nhi từ mẹ lúc mang thai không? Bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai nếu không điều trị đúng cách, vi khuẩn sẽ truyền sang bé. Hầu hết bệnh giang mai đều có thể lây từ mẹ sang con trong thời gian mang thai. Bởi vì vi khuẩn có trong bệnh giang mai có thể qua được bánh nhau thai.

Ngoài ra, bệnh giang mai cũng có thể lây từ mẹ sang bé trong lúc sinh ngả âm đạo. Nếu em bé bị tiếp xúc trực tiếp với săng hoặc dịch tiết có chứa vi khuẩn sẽ bị giang mai. Trong trường hợp này thì em bé sinh ra sẽ mắc giang mai thuộc dạng bẩm sinh.

Bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai
Bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi

Những biến cố có thể xảy ra trong thai kỳ khi mẹ mắc bệnh giang mai như sau:

  • Sẩy thai và thai lưu.
  • Sinh non.
  • Thai nhi chậm tăng trưởng và phát triển bên trong tử cung. Thai trong tử cung không lớn hoặc không đạt tiêu chuẩn về chiều dài và cân nặng.
  • Nhẹ cân.
  • Bánh nhau hay dây rốn bị bất thường.
  • Một số triệu chứng khác của giang mai bẩm sinh như phù thai, gan to và phù nhau.

Khi siêu âm có thể phát hiện ra những dấu hiệu của giang mai bẩm sinh từ tuần thứ 20. Chọc ối để tìm ra vi khuẩn Treponema pallidum có thể sớm phát hiện bệnh giang mai bẩm sinh.

2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai bẩm sinh

Bệnh giang mai khi mang thai ở phụ nữ phần lớn sẽ truyền sang cho bé. Bạn có thể nhận biết bé mắc bệnh giang mai bẩm sinh qua các biểu hiện sau:

2.1. Giang mai bẩm sinh sớm

Khi trẻ mắc bệnh giang mai thường sẽ có triệu chứng trong 3 tháng đầu gồm:

  • Triệu chứng chẳng hạn như phát ban bọng nước hoặc mụn nước. Xuất hiện các đốm, mảng màu đồng trong lòng bàn tay chân của bé. Một số trẻ sẽ thấy các chấm xuất huyết khi mắc bệnh giang mai bẩm sinh.
  • Cũng có thể là những vết nứt ở mũi, miệng hoặc vùng bị hăm tã của trẻ. Bé chảy nước mũi nhầy có màu vàng đặc trưng lẫn với máu. Tình trạng này sẽ làm cho trẻ bị nghẹt mũi trong thời gian dài.
  • Thường xuất hiện kèm theo với nổi hạch toàn thân, gan lách to và da màu vàng.
  • Nghiêm trọng hơn thì trẻ có thể viêm màng não, não úng thủy và co giật. Một số trẻ còn bị thiểu năng trí tuệ hoặc các bệnh liên quan trí não.
  • Trong khoảng 8 tháng đầu đời, trẻ có thể mắc bệnh viêm xương khớp. Đặc biệt là trẻ bị xương dài và xương sườn hay viêm xương giả liệt.
Bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai
Hình ảnh bệnh giang mai bẩm sinh sớm ở trẻ

Có thể thấy bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai gây nhiều tổn thương nghiêm trọng cho trẻ. Do đó, bạn cần tìm ra giải pháp điều trị hiệu quả bệnh giang mai khi mang thai. Và đặc biệt quan tâm đến trẻ trong những năm đầu đời vì bệnh giang mai có thể biểu hiện muộn.

2.2. Giang mai bẩm sinh muộn

Bệnh giang mai bẩm sinh muộn thường biểu hiện sau 2 năm đầu đời của trẻ. Thậm chí trong nhiều trường hợp là 5 – 6 năm sau đó mới biểu hiện bệnh.

  • Bệnh giang mai biểu hiện ở vùng mũi, vách ngăn và tổn thương vòm miệng của trẻ. Màng cứng bị dị dạng xương như xương chày hình kiếm khi trẻ mắc bệnh.
  • Trẻ bị teo nhãn cầu và đôi khi có thể dẫn đến tình trạng mù lòa.
  • Viêm giác mạc kẽ và tổn thương mắt là tình trạng phổ biến nhất ở trẻ. Triệu chứng này thường xuyên tái phát dẫn đến xuất hiện sẹo giác mạc.
  • Điếc tai và tổn thương răng cũng thường gặp khi trẻ mắc bệnh giang mai.

3. Mẹ nên làm gì để bảo vệ bé tránh khỏi bệnh giang mai?

Để trẻ tránh khỏi bệnh giang mai bẩm sinh ở phụ nữ mang thai. Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ bé tốt nhất khỏi giang mai:

Bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai
Nên khám bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu mắc bệnh giang mai khi mang thai
  • Tất cả các mẹ cần phải tầm soát nhiễm giang mai và những bệnh có thể lây cho bé. Chẳng hạn như bệnh lậu, chlamydia, HIV và viêm gan B,.. trong quá trình mang thai.
  • Đi khám bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu hay bất kỳ triệu chứng nào của bệnh.
  • Nên điều trị càng sớm càng tốt khi đã được chẩn đoán và theo dõi thai kỳ dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh giang mai, hãy thông báo ngay cho bạn tình để cùng nhau điều trị.
  • Không được quan hệ hoặc quan hệ tình dục an toàn có sử dụng bao cao su.

Qua bài viết trên bạn cũng đã biết bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai có thể truyền cho bé. Do đó, nếu không được điều trị bệnh giang mai trong thai kỳ đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng. Cho nên, bạn nên tầm kiểm soát bệnh giang mai và điều trị ngay khi có dấu hiệu bệnh. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ cho chính mình và thai nhi một cách tốt nhất khỏi giang mai. 

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *