Khi trẻ mắc bệnh thủy đậu các bậc phụ huynh sẽ cuống cuồng tìm hiểu những cách điều trị. Từ những mẹo dân gian tại nhà như tắm và uống nước gốc rạ cho đến các loại thuốc tây. Vậy khi mắc bệnh thủy đậu tắm gốc rạ có được không và thực sự hiệu quả? Bị thủy đậu nên tắm nước lá gì để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị?
Bệnh thủy đậu là căn bệnh do virus gây ra thường gặp ở trẻ và dễ dàng lây lan. Mọi người thường chỉ mắc bệnh thủy đậu một lần trong đời và không có lần thứ hai. Bởi lẽ sau lần đầu mắc bệnh, cơ thể của bạn đã hình thành kháng thể chống lại loại virus đó. Tuy nhiên, khi mắc bệnh bạn cần phải tìm ra cách điều trị để tránh để lại sẹo trên làn da. Một trong những cách được dân gian truyền miệng để chữa bệnh là sử dụng gốc rạ. Bài viết sau sẽ cho bạn biết khi mắc bệnh thủy đậu tắm gốc rạ có được không?
Xem nhanh
Khi mắc bệnh thủy đậu tắm gốc rạ có được không?
Khi trong gia đình có người bị thủy đậu, nhiều người truyền tai nhau dùng gốc rạ nấu nước tắm. Hoặc cũng có người nấu nước gốc rạ chữa thủy đậu trong nhiều năm qua. Sở dĩ cách này được tin tưởng vì họ cho rằng bệnh thủy đậu (còn gọi là bệnh trái rạ) chỉ hết khi dùng gốc rạ để chữa bệnh.

Tuy nhiên, đến hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tắm gốc rạ có thể trị bệnh thủy đậu. Ngược lại, việc sử dụng gốc rạ để tắm có thể gây ra tình trạng bội nhiễm cho làn da. Một số người bị nhiễm hóa chất do các loại bón phân có trong gốc rạ. Còn việc uống nước gốc rạ sẽ gây ngộ độc và nguy hiểm khó lường. Do đó, khi bị thủy đậu tắm gốc rạ là việc không nên và cũng không có tác dụng chữa bệnh.
Khi bị thủy đậu nên tắm gì để đảm bảo hiệu quả và an toàn?
Việc mắc bệnh thủy đậu tắm gốc rạ là không nên vì nó sẽ gây bội nhiễm cho làn da. Do đó, để điều trị bệnh thủy đậu an toàn và hiệu quả bạn có thể tắm các lá sau:
2.1. Tắm lá chè xanh
Lá chè xanh là một loại lá hầu như đã quá quen thuộc với người Việt Nam chúng ta. Không chỉ dùng để hãm để lấy nước uống, lá chè xanh còn dùng để tắm giúp vết thương mau lành. Là chè xanh giúp chống viêm do nó có tính chất kháng khuẩn và chống oxy hóa rất tốt.
- Bạn có thể dùng một nắm lá chè xanh rửa sạch, vò nát rồi cho vào trong nồi. Cho thêm một thìa cafe muối hạt và khoảng 2 lít nước, đun sôi. Pha thêm chút nước lạnh để nước đủ ấm hoặc bạn chờ nước nguội thì tắm đều được.
- Nên tắm bằng nước lá chè xanh khoảng 2-3 lần/tuần để trị bệnh thủy đậu.

2.2. Tắm lá kinh giới
Bệnh thủy đậu không nên tắm gốc rạ mà nên dùng lá kinh giới. Theo dân gian, lá kinh giới có công dụng giúp mát làn da và giải độc cho cơ thể. Người bị nổi mẩn ngứa, mụn nước trên da do bệnh thủy đậu có thể tắm bằng nước lá kinh giới để giảm ngứa.
Cách làm như sau:
- Sử dụng 50gr lá kinh giới tươi hoặc khô rửa sạch, đun sôi với khoảng 1,5 lít nước. Dùng nước này pha với chút nước lạnh cho nhiệt độ vừa đủ ấm thì có thể lấy tắm.
- Nên tắm bằng nước lá kinh giới mỗi ngày để bệnh thủy đậu nhanh khỏi.
2.3. Tắm lá khế
Trong Đông y, lá khế được biết đến là có vị chát, tính hàn và có khả năng lợi tiểu. Người ta chuyên dùng lá khế để điều trị ung nhọt và lở ngứa do nóng trong. Tắm lá khế chữa bệnh thủy đậu là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyến khích người bệnh nên thực hiện mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng khoảng 200g lá khế tươi rửa thật sạch rồi bỏ vào nồi đun với khoảng 3 lít nước và muối hạt. Sau khi nước đã sôi thì bạn bỏ ra chậu rồi để cho vừa đủ ấm dùng tắm. Hạn chế cọ sát mạnh khi tắm vì sẽ gây ảnh hưởng đến vùng da đang bị viêm nhiễm. Sau khi đã tắm xong với nước lá khế thì bạn hãy dùng nước ấm rửa người lần nữa. Sau đó, bạn dùng khăn bông mềm sạch lau nhẹ nhàng cho khô da là được.
Người bị thủy đậu cần phải lưu ý những điều gì?
Ngoài việc không nên tắm và uống nước gốc rạ chữa bệnh thủy đậu bạn cần lưu ý một số điều:

- Dùng những loại vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng như khăn mặt, ly, chén hoặc muỗng, đũa.
- Vệ sinh mũi họng sạch sẽ mỗi ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Tắm rửa bằng nước ấm và thay quần áo mỗi ngày trong phòng kín gió.
- Người bệnh nên mặc những loại quần áo rộng, nhẹ và mỏng.
- Đối với trẻ em đang mắc bệnh thủy đậu thì nên giữ vệ sinh móng tay chân sạch sẽ. Hoặc bạn có thể sử dụng bao tay vải để bọc tay trẻ lại để ngăn biến chứng nhiễm trùng da thứ phát. Là do trẻ thường xuyên gãi gây trầy xước những nốt phỏng nước của bệnh.
- Ăn những loại thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu và uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.
Bài viết trên cũng đã giúp bạn trả lời khi bị bệnh thủy đậu tắm gốc rạ có được không. Khi bị bệnh trái rạ bạn tuyệt đối không nên dùng gốc rạ để tắm hay uống để trị bệnh. Bạn có thể sử dụng các loại lá thiên nhiên không chứa các loại phân bón gây nhiễm độc. Tốt nhất, bạn nên đến bác sĩ thăm khám và nghe tư vấn về hướng điều trị thích hợp.