Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? Khi bị bệnh chàm tổ đỉa, người bệnh cần kiêng những loại thực phẩm sau
Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không
Bệnh tổ đỉa là thuật ngữ chỉ chung cho giai đoạn cuối của bệnh da, nếu da bị viêm nhưng không được cải thiện. Đa số những người mắc bệnh ngoài da không được điều trị để lâu có thể gây tổn thương lớp biểu bì hoặc hạ bì và gây ra bệnh chàm. Chữa bệnh theo Tây y đa phần là ức chế sự xuất hiện của cơ chế miễn dịch, hoặc dùng thuốc giảm ngứa để hết ngứa, dùng thuốc kháng viêm để diệt nguồn nhưng bệnh chàm rất khó hết. Vậy bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không?sức khỏe
Bệnh tổ đỉa
Dấu hiệu bệnh tổ đỉa
Ở giai đoạn đầu của bệnh tổ đỉa có thể xuất hiện tình trạng viêm mãn tính, vùng da bị thâm nhiễm và dày lên, xuất hiện các sắc tố có màu đỏ sẫm, nếu không được điều trị kịp thời các mụn da sẽ dày hơn, bề mặt da bị khô nứt. Hiện tượng này thường xuất hiện ở cẳng chân, bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, âm hộ, hậu môn.
Bệnh chàm phát triển đến giai đoạn sau và có biểu hiện là xuất hiện các mảng sần sùi và mụn nước màu đỏ, có thể có vết ăn mòn rõ ràng hoặc bong vảy nhỏ, có dịch tiết và vảy làm tổn thương viền xung quanh của da. Nếu nặng có thể bị nhiễm trùng bởi các mụn nước, có thể gây ra mụn mủ, thậm chí là da bị đóng vảy.sức khỏe
Nguyên nhân của bệnh chàm tổ đỉa
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tổ đỉa khởi phát, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là liên quan đến di truyền, môi trường, chế độ ăn uống, thuốc, nhiễm khuẩn… Đôi khi tâm trạng không tốt cũng có thể gây ra bệnh chàm và gây ngứa dữ dội.
Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không
Bệnh tổ đỉa thường không chữa khỏi dứt điểm được, Thường bệnh sẽ tái phát. Lý do bệnh tổ đỉa không chữa khỏi được rất đơn giản:
- Rất dễ bị dị ứng, từ các loại thức ăn hằng ngày, dễ gây bị ngứa, kích ứng da
- Đời sống sinh hoạt, vệ sinh không lành mạnh, rất dễ nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm mốc, vi rút. Có lẽ chính vì nguyên nhân tưởng chừng đơn giản này lại khó tránh nhất.
Tuy nhiên, rất khó không có nghĩa là không thể. Bệnh có thể được chữa khỏi dứt điểm nếu người bệnh đủ kiên trì. Người bệnh có thể dùng thuốc uống với thuốc bôi ngoài da. Sử dụng những bài thuốc đông y từ thiên nhiên có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa.sức khỏe
Khi bị bệnh chàm tổ đỉa, người bệnh cần kiêng những loại thực phẩm sau:
- Thịt gà: Trong thịt gà, đặc biệt là da gà chứa các chất gây ngứa dữ dội. Do vậy việc ăn thịt gà được các bác sĩ khuyến cáo, đặc biệt trong giai đoạn bệnh bùng phát.
- Thịt chó: Đây là loại thực phẩm có tính nhiệt nên ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị khó tiêu, chướng bụng và dễ gây nóng. Người bệnh ăn thịt chó sẽ làm các cơn ngứa dữ dội hơn hoặc gia tăng biến chứng lên hệ tiêu hóa.
- Cua đồng: Cua đồng sống dưới bùn đất nên nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hay các vi khuẩn, kí sinh trùng khá cao. Đồng thời một số người còn bị dị ứng với món ăn này gây mẩn đỏ và ngứa ngáy khó chịu, do đó là thực phẩm được khuyến cáo không nên sử dụng khi mắc bệnh.
- Sữa có nguồn gốc từ động vật: Sữa sẽ kích thích phản ứng viêm trong cơ thể. Bên cạnh đó một số người còn bị dị ứng với thực phẩm này và gây kích ứng bệnh rất cao. Bạn có thể thay sữa từ động vật bằng sữa hạnh nhân, sữa hạt dẻ hoặc phô mai, sữa chua…để tránh kích thích bệnh bùng phát.
- Đường tinh chế: Đường có khả năng nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường sẽ không tốt cho quá trình điều trị bệnh
Ngoài ra, bạn cần duy trì tâm trạng vui vẻ, đôi khi trầm cảm, căng thẳng cũng có thể gây ra bệnh chàm tổ đỉa. Vì vậy, chúng ta phải học cách kiểm soát tâm lý và thư giãn. Dù khó có thể chữa khỏi bệnh tổ đỉa nhưng cũng có những biện pháp để chúng ta phòng tránh và sống cùng nó. sức khỏe
Nguồn: https://lihoradka.info/