Bột sắn dây trị nhiệt miệng có được không? Cách chữa trị hiệu quả cho bạn là gì sẽ được hướng dẫn dưới bài viết này cho bạn áp dụng. Hy vọng với những thông tin và kinh nghiệm này sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau khiến bạn khó chịu suốt một ngày.
Cơn đau do nhiệt miệng, lở loét không quá lớn nhưng cũng đủ khiến bạn không thể ăn uống, ngủ nghỉ bình thường. Nhưng nếu biết được những cách chăm sóc và chữa trị thì những cơn đau sẽ lập tức biến mất ngay. Và bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn thực hiện điều bạn đang muốn này. Vậy nên hãy cùng theo dõi và thực hành theo nhé.
Xem nhanh
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng và vết loét nông, thường ở lưỡi, vòm miệng mềm (phần sau của vòm miệng), hoặc bên trong má. Vết loét thường có màu vàng, trắng hoặc xám với viền đỏ. Vết loét vùng miệng thường gây đau và rát bên trong miệng. Nhiệt miệng được chia thành hai loại:
Vết loét đơn thuần: Loại vết loét này chỉ xuất hiện khoảng 3 đến 4 lần một năm, kéo dài trong thời gian ngắn (dưới 1 tuần) và có thể tự khỏi.
Vết loét phức tạp: Loại vết loét này nguy hiểm hơn, thậm chí gây ra các triệu chứng như sốt cao, sưng hạch bạch huyết, đau đầu, tiêu chảy, v.v.
Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây có được không?
Để có bột sắn dây, người ta phải lấy củ sắn dây đem xay nhỏ sau đó lọc lấy tinh bột và sấy khô thu được thành quả cuối cùng là bột sắn dây có màu trắng sữa. Uống bột sắn chữa nhiệt miệng là điều hoàn toàn có thể, chúng sẽ chữa viêm loét miệng rất an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Theo Đông Y, bột sắn dây có vị cay ngọt, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có công năng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể. Bột sắn dây thường được dùng để chữa cảm mạo, phát sốt, nhức đầu, mụn nhọt, mẩn ngứa khá hiệu quả.
Và nhờ có tác dụng giải nhiệt nên bột sắn dây được ông bà ta dùng để chữa các vết loét, giảm lở loét trong khoang miệng cực kỳ nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Cách sử dụng bột sắn dây trị nhiệt miệng
1. Điều trị nhiệt miệng bằng bột sắn dây
Chuẩn bị nguyên liệu: 10g – 15g bột sắn dây.
Cách thực hiện: Pha loãng bột sắn dây với nước đun sôi để nguội (có thể pha nhiều hay ít nước tùy theo sở thích), tốt nhất không nên cho đường.
Cách dùng: Uống nước bột sắn dây pha loãng mỗi ngày, ngày 2 lần. Sử dụng liên tục trong vài ngày các vết loét sẽ giảm hẳn.
Khi cho trẻ uống bột sắn dây để chữa viêm loét miệng, bạn nên nấu chín bột chứ không nên để sống.
2. Lưu ý quan trọng khi sử dụng bột sắn dây
- Tuyệt đối không cho đường vào dù dễ uống hơn vì chính đường sẽ khiến bột sắn dây giảm tác dụng, nặng hơn là viêm loét miệng, tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường.
- Do thường được chế biến thủ công nên quá trình lọc tinh bột sắn dây có thể không lọc hết tạp chất, tinh bột sắn dây dễ bị nhiễm vi khuẩn dễ gây đau bụng, tiêu chảy. Vì vậy, khi sử dụng phải nấu chín, nhất là khi cho trẻ em uống.
- Mỗi lần nên dùng hết bột sắn, nếu không thì phải vứt bỏ phần còn thừa và làm lại phần khác để sử dụng. Không trộn một lần mà sử dụng cả ngày.
- Chỉ pha và uống theo định mức, không nên lạm dụng quá nhiều.
- Không nên dùng cho phụ nữ có thai, nhất là khi cơ thể mệt mỏi, vì tinh bột sắn dây có tính lạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu mệt mỏi hơn, tăng co bóp tử cung.
- Không nên thay thế bột sắn dây, chè bột sắn dây cho bữa ăn chính trong ngày vì không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
- Không dùng bột sắn dây cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Những cách chăm sóc khác khi bị nhiệt miệng
Bạn không những chỉ sử dụng một phương pháp là lấy bột sắn dây trị nhiệt miệng. Mà bạn còn có thể lưu ý kết hợp với những cách sau đây:
- Tránh thức ăn cay hoặc thức ăn có tính axit như cam quýt, chanh, dứa, dâu tây… Thức ăn có tính axit, nóng sẽ khiến tình trạng lở miệng nặng hơn.
- Thực hành các mẹo chăm sóc răng miệng đơn giản như đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên để giữ cho vết loét không bị vi khuẩn tấn công.
- Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng khi cơn đau trở nên dữ dội. Mặc dù ban đầu bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu nhưng nước súc miệng và nước muối sẽ giúp giảm cơn đau sau đó. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc gây tê cục bộ như orabase để làm tê chỗ đau.
- Ngoài ra, nếu vết loét nặng hơn, bác sĩ hoặc nha sĩ có thể kê đơn các loại thuốc như nước súc miệng kháng khuẩn, thuốc kháng sinh, thuốc mỡ corticosteroid và nước súc miệng theo toa.

Có rất nhiều cách trị nhiệt miệng và sử dụng bột sắn dây trị nhiệt miệng là cách đơn giản bạn có thể áp dụng tại nhà. Khi bị nhiệt miệng các vết loét có thể làm bạn đau đớn và khó chịu nhưng chúng chỉ hành hạ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi thì bạn nên đến bác sĩ để tham khảo kỹ càng hơn nhé.