Nhiều người vì mặc cảm và e ngại nên quyết định giấu đi việc mình mắc bệnh giang mai. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ đang nuôi bệnh và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, nếu bạn ở nữ giới sẽ có nguy cơ lây nhiễm sang con rất cao khi mang thai. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết các biểu hiện của bệnh giang mai ở nữ giới như thế nào nhé.
Bệnh giang mai là bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan. Nếu nữ giới mắc bệnh giang mai khi mang bầu sẽ rất dễ lây sang thai nhi. Do đó, nhận biết các triệu chứng của bệnh giang mai ở nữ giới như thế nào sẽ giúp bạn điều trị kịp thời.
Xem nhanh
1. Các biểu hiện của bệnh giang mai ở nữ giới như thế nào?
Dưới đây là một số triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới với các biểu hiện sau:
1.1. Giai đoạn đầu
Sau khoảng 3-4 tuần bị lây bệnh thì các tổn thương sẽ bắt đầu xuất hiện. Thời kỳ này đặc trưng cho săng giang mai với một số biểu hiện sau:
- Xuất hiện một vết trợt nông, có hình tròn hay bầu dục và không có gờ nổi cao. Ngoài ra bạn có thể thấy màu da đỏ thịt tươi và có nền rất cứng. Lúc này, người bệnh thường không cảm thấy đau hay ngứa gì.
- Tổn thương thường xuất hiện ở niêm mạc sinh dục như môi lớn, môi bé và mép âm hộ.
- Hạch ở vùng bẹn bắt đầu sưng to, thành chùm và có một cục hạch lớn hơn hẳn.

Những vết săng trong thời kỳ này thường sẽ tự động biến mất sau một khoảng thời gian. Vì vậy nhiều người lầm tưởng nó đã khỏi nhưng thực chất là đang chuyển sang giai đoạn khác.
1.2. Giai đoạn 2
Biểu hiện bệnh giang mai ở nữ giới giai đoạn 2 sẽ như thế nào? Dưới đây là một số biểu hiện bệnh giang mai ở nữ giới trong thời kỳ này. Giai đoạn này thường bắt đầu khoảng 6-8 tuần từ khi có săng với các triệu chứng:
- Đào ban. Những vết dát đỏ hồng xuất hiện rải rác ở thân mình và không gây ngứa. Khi bạn ấn tay vào hoặc làm căng da thì hiện tượng này sẽ mất đi.
- Sẩn giang mai xuất hiện với nhiều hình thái khác nhau như sẩn màu đỏ hồng hoặc thâm nhiễm. Một số trường hợp bạn có thể thấy viền vảy xuất hiện xung quanh. Một số trường hợp xuất hiện sẩn giang mai dạng vảy nến, trứng cá hoặc hoại tử.
- Sẩn phì đại hay xuất hiện ở vùng hậu môn và bộ phận sinh dục.
- Viêm hạch lan tỏa.
- Người bệnh bắt đầu xuất hiện chứng rụng tóc kiểu “rừng thưa”.
- Các triệu chứng trong giai đoạn này sau một thời gian cũng thường tự biến mất.
1.3. Giai đoạn 3
Giai đoạn 3 của bệnh giang mai thường xuất hiện vào năm thứ 3 của bệnh. Bệnh giang mai ở nữ giới sẽ có những biểu hiện như sau:
- Gôm và củ giang mai xuất hiện trên da thường chiếm khoảng 15%. Chúng xuất hiện trên làn da, cơ, xương với những đặc điểm nổi cao trên mặt da và không đau. Bạn có thể thấy kích thước khoảng bằng hạt ngô và có ranh giới rõ ràng. Sau đó chúng tiến triển thành thanh hoại tử và lở loét rất chậm liền.
- Giang mai thần kinh chiếm khoảng 65% gây ra tình trạng bại liệt, viêm màng não…
- Giang mai tim mạch chiếm khoảng 10% gây tổn thương tim mạch, chủ yếu là phình mạch.
2. Một số nguyên nhân bệnh giang mai ở nữ giới
Bạn cũng đã biết biểu hiện của bệnh giang mai ở nữ giới như thế nào. Để phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh giang mai là gì. Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân chính gây ra bệnh giang mai là do xoắn khuẩn Treponema Pallidum. Và dưới đây là một số con đường làm lây lan bệnh giang mai như sau:

- Do quan hệ tình dục thiếu an toàn hoặc quan hệ tình dục một cách bừa bãi.
- Lây lan qua đường máu có thể là do truyền máu của người bị bệnh giang mai. Một số trường hợp mắc bệnh do tiếp xúc với vết thương hở của người bị giang mai.
- Tiếp xúc với dịch tiết của cơ thể người bệnh, cũng có nguy cơ mắc bệnh giang mai.
- Dùng chung những vật dụng cá nhân với người bệnh như bàn chảy đánh răng, kim tiêm.
- Mắc bệnh giang mai do mẹ truyền sang lúc mang thai.
3. Cách điều trị bệnh giang mai cho nữ giới
Với các biểu hiện của bệnh giang mai ở nữ giới như thế nào, chắc hẳn bạn cũng đã biết. Bệnh giang mai ở nữ nếu được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi bằng thuốc kháng sinh. Nếu như bạn đang mang thai thì nên nói điều này cho bác sĩ điều trị biết điều này. Bởi lẽ có nhiều loại thuốc không được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.

Việc điều trị bệnh giang mai đòi hỏi bạn phải tuân thủ nghiêm khắc theo chỉ định của bác sĩ. Bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc để điều trị bệnh giang mai tại nhà.
Tuy nhiên nếu mắc bệnh giang mai ở giai đoạn cuối sẽ không thể chữa trị khỏi triệt để. Những phương pháp điều trị này chỉ có tác dụng giảm thiểu các tác hại của bệnh mà thôi.
Bài viết trên cũng đã cho bạn biết các biểu hiện của bệnh giang mai ở nữ giới như thế nào? Vì vậy, bạn cần nắm rõ các kiến thức này để sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng nên bỏ qua tâm lý e ngại mà đến gặp bác sĩ điều trị ngay. Bởi lẽ, nếu không được chữa trị kịp thời bạn sẽ càng diễn biến nhanh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.