Khớp gối đóng vai trò rất quan trọng trong việc di chuyển và chịu lực của cơ thể. Khi bị đau cứng khớp gối sẽ gây ra đau nhức và ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhiều người. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị như thế nào mời bạn đọc bài viết sau.
Việc chủ quan trong cách điều trị đau cứng khớp gối đã làm cho nhiều người mất khả năng đi lại. Nhận biết sớm thông qua các triệu chứng dưới đây sẽ giúp bạn được thăm khám kịp thời. Bài viết sau sẽ nêu lên dấu hiệu của đau cứng khớp gối và cách điều trị dứt điểm mà không cần phẫu thuật.
Xem nhanh
Đau cứng khớp gối là do nguyên nhân nào?
Hiện tượng cứng khớp gối xảy ra là một số nguyên nhân dưới đây:
1.1. Do chấn thương
Chấn thương do bị tai nạn giao thông, té ngã, chơi thể thao hoặc vận động mạnh sẽ làm tổn thương khớp gối, đặc biệt là khớp gối. Nó cũng có thể khiến sụn khớp bị tổn thương, đứt hoặc giãn dây chằng, trật xương khớp, gãy xương, vỡ xương… dẫn đến đau cứng khớp gối là phổ biến.
1.2. Do bệnh lý

- Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh lý tự miễn mãn tính dẫn đến những chứng viêm và xơ hóa khớp. Nó có thể gây nên những tổn thương ở sụn và xương, làm cho khớp gối bị cứng trong khoảng một giờ.
Chỉ có khoảng 10 – 20% người bệnh viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn đầu khi khớp gối bị cứng. Tuy nhiên có đến 90% người bệnh ở giai đoạn toàn phát gặp phải tình trạng này. Và phát triển nhanh thành những biến chứng khác như biến dạng, dính khớp và giảm chức năng xương khớp.
- Thoái hóa khớp: Đây là bệnh lý xuất hiện khi và sụn khớp xương dưới sụn trở nên suy yếu, không còn được dẻo dai và linh hoạt. Bệnh nhân thường có cảm giác đau nhức và cứng khớp gối sau khi thức dậy vào sáng sớm.
- Bệnh gout: Đây là một dạng viêm xương khớp do sự rối loạn chuyển hóa axit uric thường là xảy ra ở đầu gối hoặc bàn chân. Một số triệu chứng phổ biến như cứng khớp gối, khớp cảm thấy nóng, nổi đỏ và đau nhức.
- Một số bệnh viêm quanh khớp gối khác như áp xe, viêm xương khớp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp nhiễm khuẩn, sưng đau đầu gối…
1.3. Một số nguyên nhân khác
- Sau thời gian bị bó bột hoặc thực hiện phẫu thuật, đa phần các người bệnh đều mắc phải chứng đau cứng khớp gối kèm theo chứng teo cơ. Bởi vì chân và khớp bất động trong thời gian dài sẽ khiến dây chằng và các mô mềm bị xơ hóa, mô xơ quanh khớp dày hơn gây nên tình trạng cứng khớp.
- Cứng khớp gối do sử dụng nhiều kháng sinh hay tiêm thuốc trong cơ tứ đầu đùi.
- Do bẩm sinh.
Một số dấu hiệu nhận biết khi bị cứng khớp gối
Đau cứng khớp gối có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên chân. Hiện tượng này thường gặp sau khi vừa thức dậy vào buổi sáng hoặc đầu buổi chiều. Và chúng thường kéo dài trong vòng 15 – 30 phút hoặc cũng có thể lâu hơn. Bạn phải ngồi xoa bóp đầu gối một lúc thì mới có thể đứng dậy để đi lại được. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bệnh sẽ có đi kèm một số triệu chứng sau:

- Đau khi nghỉ ngơi hoặc đang trong quá trình vận động. Lúc đầu, cơn đau sẽ xuất hiện ở mức độ nhẹ khoảng 15 đến 30 phút. Những lần sau đó, cơn đau có thể lan rộng và kéo dài thời gian lâu hơn.
- Xuất hiện vết nóng đỏ hoặc sưng nhẹ tại khớp.
- Suy nhược cơ xương hoặc hiện tượng co thắt cơ.
- Chảy máu hoặc bầm tím.
- Sốt nhẹ, mệt mỏi.
- Đau nhức hoặc sưng ở các vị trí khớp khác.
Các phương pháp giúp điều trị đau cứng khớp gối hiệu quả
Để điều trị đau cứng xương khớp hiệu quả, đầu tiên bạn cần tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh. Sau đó lựa chọn nơi thăm khám ở chuyên khoa khớp hoặc nội tổng quát thích hợp.
Các phương pháp điều trị đau cứng xương khớp như sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau nhức, kháng viêm không steroid hoặc có steroid.
- Sử dụng phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu kết hợp với tập luyện mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn đẩy lùi nhanh chóng tốc độ hồi phục cho xương khớp.
- Khi các cách trên không đem lại hiệu quả thì sẽ thực hiện phẫu thuật nhằm giải phóng cho khớp gối.

Luyện tập thường xuyên các môn thể dục thể thao nhẹ nhàng có lợi cho xương khớp. Ví dụ như đi bộ, đi xe đạp và bơi lội sẽ giúp khớp dẻo dai và linh hoạt hơn. Bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng giúp giảm thiểu tình trạng đau cứng khớp gối.
Trong một số trường hợp đặc biệt, bị cứng khớp gối nên tránh tập thể dục thể thao. Một số trường hợp chấn thương đầu gối cần có thời gian để chữa trị và nên được nghỉ ngơi thay vì tập luyện thể dục thể thao. Tuy nhiên, nếu tình trạng cứng khớp gối xảy ra do bị viêm khớp cũng sẽ được cải thiện khi luyện tập thể thao.
Bài viết trên cũng đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng đau cứng khớp gối. Bạn nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị thích hợp và hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện một số bài tập vận động nhẹ nhàng để cải thiện khớp gối. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và thoát khỏi cơn đau khó chịu này.