đau mắt cá chân
Sức khỏe

Đau mắt cá chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách sơ cứu

Đau mắt cá chân là trường hợp nhiều người gặp phải sau khi vận động. Điều này gây ra đau nhức và ảnh hưởng đến sinh hoạt, đi lại của người bệnh. Tham khảo ngay bài viết này để có cách sơ cứu kịp thời và chuẩn xác nhất.

Mắt cá chân là nơi tập trung nhiều khớp nhỏ với những gân chạy từ chân cho đến bàn chân. Với cấu tạo khá phức này, bạn chỉ cần tác động nhỏ cũng có thể làm cho mắt cá chân bị tổn thương. Hầu hết người bệnh thường lơ là trước những chấn thương nhỏ ở mắt cá chân này. Đến khi sưng và đau mắt cá chân, gây ra những cơn đau cản trở sinh hoạt mới tìm đến cách điều trị. Việc chậm trễ trong quá trình phát hiện cũng như chữa trị không đúng cách có thể làm cho các cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến quá trình đi lại và vận động của nhiều người. Bài viết sau đây sẽ nêu lên nguyên nhân, triệu chứng và cách sơ cứu thích hơp nhất.

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mắt cá chân

Một số nguyên nhân dẫn đến việc đau 2 bên mắt cá chân có thể liệt kê như:

  • Bong gân ở mắt cá là nguyên nhân thường gặp gây ra các cơn đau mắt cá. Bong gân chiếm đến 85% trong số những chấn thương mắt cá chân. Bong gân chỉ xảy ra khi dây chằng ở mắt cá bị rách hoặc bị căng quá mức. Phần lớn những chứng bong gân mắt cá là do bong gân nằm ở mặt bên, xảy ra khi bàn chân bạn bị vặn về 1 bên.
  • Phần mắt cá chân bên ngoài xoay về phía tiếp mặt đất, khiến dây chằng bị kéo căng quá mức và rách. Hầu hết các trường hợp bị bong gân mắt cá chân bi sưng đau rất dễ chữa trị và thường phục hồi rất nhanh chóng. Tuy nhiên, sau khi khoét, mắt cá chân của bạn sẽ trở nên yếu hơn và những cơn đau rất dễ bị tái phát trở lại.

    đau mắt cá chân
    Đau mắt cá chân do gout
  • Gout xuất hiện khi có sự tăng lên vượt quá mức bình thường acid uric. Chúng kết thành tinh thành thể hình kim sắc nhọn tích tụ trong những khớp cơ. Điều này sẽ gây ra những cơn đau mắt cá chân dữ dội và dai dẳng.
  • Tình trạng viêm khớp cổ chân xảy ra khi sụn khớp ở chân bị thoái hóa. Điều này làm các khớp xương cọ sát vào với nhau và khiến cho vùng khớp cổ chân trở nên đau nhức. Ngoài ra, những chấn thương do tai nạn nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương xương khớp. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập phát triển gây ra tình trạng viêm.

Một số dấu hiệu nhận biết mắt cá chân bị sưng 

đau mắt cá chân
Sưng mắt cá chân có nhiều triệu chứng khác nhau

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh mà cơn đau mắt cá chân sẽ kèm theo những dấu hiệu khác nhau dưới đây:

  • Bong gân: Sưng khớp mắt cá chân sẽ xuất hiện tình trạng sưng, thâm tím và khớp yếu.
  • Viêm khớp cổ chân: Đau nhức ở khớp xương và những khu vực lân cận, các cử động khớp chân cũng bị hạn chế…
  • Gout: Đặc trưng với những cơn đau buốt dữ dội, kèm theo một số triệu chứng mắt cá chân bị sưng tấy và nóng đỏ.

Hướng dẫn cách sơ cấp cứu khi bị sưng đau mắt cá chân

R-I-C-E là cách sơ cấp cứu được các bác sĩ chuyên môn đặt ra để xử lý khi bị các chấn thương trong thể thao. Thực hiện đúng kỹ thuật trong phương pháp này sẽ giúp vết thương mau khỏi, giảm đau hiệu quả.

3.1. Rest (nghỉ ngơi)

Nằm nghỉ ngơi, hạn chế vận động cổ chân để tránh gây ra thêm những tổn thương cho cơ, dây chằng hoặc một số mô khác.

3.2. Ice (chườm đá)

Chườm lạnh vùng mắt cá bằng túi nilon đựng đá. Trước khi đặt túi đá này lên vùng đau mắt cá chân bị bong gân, bạn nên phủ lên một lớp khăn mỏng nhằm tránh tình trạng bị bỏng khi da tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh. Bạn chỉ nên chườm đá lạnh trong khoảng thời gian từ 15-20 phút, nếu chườm đá trong thời gian dài có thể làm cho làn da bị tổn thương. Tránh chườm túi nóng hay sử dụng bất cứ loại dầu, rượu, thuốc nào… để xoa bóp mắt cá chân. Thao tác này có thể làm cho vùng dây chằng bị tổn thương và chảy máu nặng hơn.

đau mắt cá chân
Chườm đá để chữa sưng mắt cá chân

3.3. Compression (băng ép)

Dùng băng thun băng ép vừa đủ lực từ bàn chân lên đến đầu gối theo kiểu lợp ngói. Lớp sau sẽ chồng lên 2/3 lớp băng trước để giảm tình trạng sưng do ứ trệ máu của tĩnh mạch.

3.4. Elevation (nâng cao)

Nằm kê cao chân để máu tĩnh mạch được lưu thông dễ dàng hơn. Bạn chỉ nên kê cao chân từ 10-20cm, không nên kê quá cao sẽ khiến chân bạn bị tê do giảm lượng máu chuyển động xuống bàn chân. Bạn cũng có thể nằm và gác chân lên gối ôm cao khoảng 10cm.

Bài viết trên cũng đã hướng dẫn cho bạn cách sơ cứu khi đau mắt cá chân. Sau khi thực hiện bước này nếu tình trạng đau nhức vẫn không khỏi bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Tại các cơ sở uy tín bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp cho từng cá nhân. Hiện nay, phương pháp được nhiều bác sĩ sử dụng là cách chữa đau mắt cá chân bằng diện chuẩn. Trong quá trình điều trị, bạn nên nghỉ ngơi hợp lý và tránh vận động để mắt cá không bị tổn thương.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *