đổ mồ hôi ban đêm
Sức khỏe

Đổ mồ hôi ban đêm là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nào?

Đổ mồ hôi ban đêm khi ngủ là hiện tượng không ít người gặp phải hiện nay. Điều đó chứng tỏ rằng cơ thể bạn đang mệt mỏi và sức khỏe đang gặp vấn đề. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi này và cách điều trị ra sao?

Đổ mồ hôi ban đêm là tình trạng phổ biến nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ mãn kinh. Nhiều người cho rằng đây là tình trạng không gây nguy hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chúng kéo dài có thể bạn đang mắc phải những bệnh lý dưới đây.

1. Đổ mồ hôi ban đêm khi ngủ là dấu hiệu của bệnh lý nào?

Nếu bạn bị chảy mồ hôi ban đêm khi ngủ do quá nóng là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể bạn đang mắc phải những bệnh sau:

1.1. Hạ đường huyết

Khi bị đổ mồ hôi ban đêm nhễ nhạy thì có thể bạn đang mắc phải bệnh hạ đường huyết. Một số người khi giảm cân đã áp dụng sai cách hoặc ăn kiêng một cách quá mức. Hoặc những người mắc bệnh tiểu đường sử dụng sai thuốc dễ dẫn đến hạn đường huyết.

Khi xảy ra tình trạng hạ đường huyết, nhiều người sẽ bị ra mồ hôi. Ngoài ra một số người còn kèm theo cơ thể mệt mỏi và run tay chân.

Nếu nguyên nhân là do đường trong máu thấp bạn nên bổ sung thêm đường qua đồ ăn và thức uống. Còn đối với những người bị tiểu đường thì nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ. 

1.2. Khối u ác tính

Bị ra mồ hôi ban đêm có thể xuất hiện ở những người đang có khối u phát triển trong cơ thể. Nhiều người thường cảm thấy mệt mỏi và ra mồ hôi khi ngủ trong giai đoạn tế bào u thư phát triển. Nếu nhận thấy những dấu hiệu đặc biệt này, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám ngay.

1.3. Tiền mãn kinh

đổ mồ hôi ban đêm
Đổ mồ hôi ban đêm là một triệu chứng của phụ nữ tiền mãn kinh

Khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sẽ có những triệu chứng đặc biệt. Trong số đó có thể thường thấy hiện tượng bốc hỏa và đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.

Do ảnh hưởng của giai đoạn mãn kinh, nồng độ hormone sẽ thay đổi và dẫn đến giãn mạch máu. Dấu hiệu bạn có thể nhận thấy rõ ràng nhất là da đỏ ửng và đổ nhiều mồ hôi khi ngủ. Để trải qua thời kỳ tiền mãn kinh an toàn, phụ nữ cần phải đặc biệt coi trọng sức khỏe.

1.4. Cường giáp

Cường giáp là hiện tượng xảy ra khi hormone tuyến giáp sản sinh ra một cách quá mức. Lúc này cơ thể sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái nóng và ra nhiều mồ hôi ban đêm.

Nếu tình trạng cường giáp nghiêm trọng, hệ thần kinh giao cảm sẽ bị kích thích và tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn.

2. Đổ mồ hôi đêm khi nào nên điều trị?

Tình trạng đổ mồ hôi ban đêm thường không phải là vấn đề đáng quan tâm hay điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đây lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn.

Nếu có những triệu chứng dưới đây bạn cần đến cơ sở y tế khám ngay:

đổ mồ hôi ban đêm
Nếu bị đổ mồ hôi kèm theo sốt cao cần đến bác sĩ ngay
  • Thường xuyên ra mồ hôi đêm, gây ảnh hưởng giấc ngủ và khiến bạn thức giấc.
  • Bạn thường cảm thấy lo lắng nhiều về hiện tượng này.
  • Có thân nhiệt rất cao
  • Cảm thấy nóng và run rẩy
  • Gặp phải những triệu chứng bất thường khác.

Nếu tình trạng ra mồ hôi ban đêm kèm theo sốt cao, ho hoặc tiêu chảy thì có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Ở những người mắc bệnh ung thư hạch hoặc HIV, đổ mồ hôi đêm thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang phát triển xấu.

3. Một số cách chữa đổ mồ hôi ban đêm khi ngủ

Để điều trị chứng ra mồ hôi bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh. Kế hoạch điều trị sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp gây ra bệnh như sau:

3.1. Do mãn kinh

Điều trị đổ mồ hôi bằng hormone thường được chỉ định cho bệnh nhân ở tuổi mãn kinh. Đây là phương pháp giúp giảm số lần bốc hỏa và cải thiện các triệu chứng khác. Để cải thiện tình trạng đổ mồ hôi ban đêm bác sĩ có thể kê toa gabapentin, clonidine hoặc venlafaxine.

3.2. Do nhiễm trùng tiềm ẩn

Để điều trị bệnh do nguyên nhân này bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc kháng virus. Các loại này giúp điều trị bệnh nhiễm trùng và chấm dứt hiện tượng ra mồ hôi.

đổ mồ hôi ban đêm
Sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc kháng virus để điều trị đổ mồ hôi do bị nhiễm trùng

3.3. Do ung thư

Để điều trị bạn cần kết hợp thuốc hóa trị, phẫu thuật hoặc nhiều phương pháp khác nhau. Cách làm này vừa giúp kiểm soát được khối u, vừa hạn chế gây ra tác dụng phụ.

3.4. Do thuốc

Nếu trong trường hợp này, bác sĩ sẽ điều chỉnh hoặc thay thế một loại thuốc khác cho bạn. Những loại thuốc kháng cholinergic giúp giảm đổ mồ hôi nhưng bạn chỉ nên dùng khi bác sĩ chỉ định.

Đổ mồ hôi ban đêm có thể gây khó chịu và ảnh hưởng giấc ngủ nhưng nhìn chung là không nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Do đó, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, bạn nên tạo thói sống khoa học, tránh các chất kích thích và khám sức khỏe định kỳ.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *