rau diếp cá chữa nhiệt miệng
Sức khỏe

Rau diếp cá chữa nhiệt miệng được không? Cách chữa trị thế nào?

Rau diếp cá chữa nhiệt miệng được không? Cách chữa trị thế nào với diếp cá như thế nào sẽ được hướng dẫn trong bài viết dưới đây cho bạn tham khảo. Biết được cách chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá sẽ giúp bạn có cuộc sống sinh hoạt tốt hơn rất nhiều đấy nhé.

Bệnh nhiệt miệng là tình trạng sức đề kháng của cơ thể giảm sút, khiến vi khuẩn gây bệnh tác động vào mô nướu, lưỡi, má,… hình thành các vết loét trắng xung quanh viền đỏ, gây đau rát, sưng tấy. Những vết loét này nhỏ khi bệnh mới xuất hiện và dần trở nên lớn hơn khi không được điều trị. Nếu không được điều trị, bệnh vẫn có thể tự khỏi sau 10 – 14 ngày nhưng sau đó có thể tái phát trở lại và trong giai đoạn này các vết loét sẽ gây khó khăn cho người mắc phải.

Rau diếp cá chữa nhiệt miệng được không?

Rau diếp cá là loại cỏ nhỏ sống lâu năm, ưa ẩm ướt, thân nhỏ dài khoảng 20-30 cm. Lá hình trái tim với những bông hoa nhỏ màu trắng. Một số người không chịu được mùi vị này nên thường không sử dụng, tuy nhiên đây lại là một vị thuốc đông y rất tốt cho cơ thể, chữa được nhiều bệnh. Vậy lá diếp cá chữa nhiệt miệng có được không?

Theo Đông y, rau diếp cá có vị cay, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, giải độc. Bên cạnh đó, Tây y còn phát hiện ra rau diếp cá có tính kháng khuẩn, loại bỏ ký sinh trùng hiệu quả và đây là loại rau hàng đầu có tác dụng chữa lở miệng trong thời gian nhanh chóng. Và câu hỏi khiến nhiều thắc mắc là trị nhiệt miệng bằng rau diếp cá như thế nào là tốt nhất? Lời giải đáp sẽ được chia sẻ ngay sau đây.

rau diếp cá chữa nhiệt miệng
Rau diếp cá chữa nhiệt miệng được không?

Cách sử dụng rau diếp cá chữa nhiệt miệng

Cách thứ nhất: Xay rau diếp cá

Chuẩn bị 100 gam rau diếp cá, không lấy phần lá già. Rửa sạch để ráo rồi giã hoặc xay lấy nước cốt bỏ bã uống mỗi ngày. Mỗi ngày uống 2-3 lần và chỉ cần làm liên tục trong 3 ngày là bệnh sẽ khỏi.

Cách thứ hai: Nước sắc lá diếp cá

Dùng 2-6 gam lá diếp cá sắc với nước, lọc bỏ bã, chỉ lấy nước và uống dần trong nhiều ngày liên tục. Với phương pháp này, nên thực hiện trong nhiều ngày liên tục và thời gian có thể kéo dài hơn 3 ngày như cách thứ nhất.

Cách 3: Ăn sống

Lá diếp cá rửa sạch trộn với các loại rau thơm khác như húng quế, xà lách, giá đỗ, bạc hà,… Dùng để ăn sống trong các bữa ăn hàng ngày cũng là một cách chữa và phòng chống viêm loét miệng rất tốt.

rau diếp cá chữa nhiệt miệng
Cách sử dụng rau diếp cá chữa nhiệt miệng

Một số cách khác chữa nhiệt miệng

  • Dầu dừa: Dầu dừa là một nguyên liệu rất quen thuộc và dễ tìm. Dầu dừa có chứa hàm lượng chất kháng khuẩn cao, giúp giảm sưng tấy và giảm đau dưới sự hành hạ của các vết loét. Để chữa lở miệng nhanh chóng, bạn hãy thoa dầu dừa lên vết lở miệng. Lặp lại 2-3 lần một ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
  • Giấm táo: Giấm táo có chứa một lượng axit rất cao có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Bạn có thể cực kỳ khó chịu khi vết loét tiếp xúc với giấm táo. Tuy nhiên, sau đó, cơn đau sẽ giảm dần và vết loét nhanh chóng liền lại. Bạn chỉ cần trộn một thìa cà phê giấm táo với 1/2 cốc nước ấm và súc miệng trong 1-2 phút. Sau đó, súc miệng bằng nước ấm. Bạn nên thực hiện ngày 2 lần vào buổi sáng và tối để có hiệu quả nhanh chóng.
  • Tỏi: Tỏi có tác dụng khử trùng, chống viêm nhờ lượng allicin trong tỏi. Bạn chỉ cần cắt một lát tỏi mỏng và thoa lên chỗ đau trong khoảng 2 phút. Súc miệng bằng nước ấm và thực hiện 2-3 lần / ngày để đạt hiệu quả.
rau diếp cá chữa nhiệt miệng
Dầu dừa chữa nhiệt miệng

Cách phòng bệnh nhiệt miệng

Uống nhiều nước mỗi ngày, từ 1,5 – 2 lít nước để giúp cơ thể đủ nước, không bị thiếu nước khiến cơ thể mệt mỏi, nóng trong người. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống các loại nước mát như nước mía, nước dừa, nước rau má. Nhưng nhớ uống ít đường để tránh bị tiểu đường, không tốt cho cơ thể.

Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, chiên rán vì chúng sẽ hút nước vào cơ thể khiến nhiệt độ tăng cao. Nếu đã ăn những loại này, bạn nên uống thêm nước khoáng bù nước để cơ thể tự cân bằng lại.

Nên ăn nhiều thực phẩm, trái cây tự nhiên chứa nhiều vitamin và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và giải nhiệt cho cơ thể như đu đủ, cam, dâu tây, cà chua,… Hạn chế ăn mít, dưa hấu, sầu riêng,… vì những loại trái cây có tính nóng gây nóng trong người. Nếu cơ thể khỏe mạnh thì không sao, nhưng nếu thể trạng yếu, hệ miễn dịch kém thì sẽ dễ bị viêm loét miệng.

Khi bị lở miệng, lở loét, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp giảm đau, tiêu viêm, kháng khuẩn. Đồng thời, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cạo vôi răng tại nha khoa giúp khoang miệng luôn sạch sẽ, không tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Giờ thì bạn đã biết rau diếp cá chữa nhiệt miệng có được hay không và cách sử dụng như thế nào rồi phải không. Hy vọng với những chia sẻ này có thể giúp bạn xử lý tốt hơn vấn đề răng miệng không được khỏe này nhé.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *