Bệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị
Sức khỏe

Tìm hiểu về bệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả nhất

Các bậc phụ huynh thường cho rằng trẻ em không thể nào mắc được bệnh trĩ. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy vẫn có một số trẻ nhỏ bị trĩ nhưng ba mẹ thường không chú ý. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn một số kiến thức về bệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị.

Bệnh trĩ ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ ngày càng nặng và khó chữa hơn rất nhiều. Thậm chí đây còn là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Tham khảo ngay về bệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

1. Trẻ em bị bệnh trĩ là do những nguyên nhân nào?

Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em sẽ giúp bạn tìm ra cách phòng tránh và điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số ‘’thủ phạm’’ gây nên bệnh trĩ ở trẻ:

1.1. Trẻ bị táo bón kéo dài

Cơ thể trẻ không dung nạp đủ lượng chất xơ nên dễ mắc bệnh trĩ hơn. Thông thường bé sẽ không thích ăn rau và hoa quả mà phụ huynh cũng không quan tâm đến việc đó. Điều này sẽ làm cho những bữa ăn của trẻ thường bị thiếu chất xơ. Từ đó, trẻ dễ bị tình trạng táo bón hơn và dẫn đến căn bệnh trĩ. 

Bệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị
Bệnh trĩ ở trẻ em do táo bón

1.2. Bé ngồi bô quá lâu

Khi bé đi đại tiện và ngồi trên quá lâu sẽ làm tăng áp lực lên vùng hậu môn. Từ đó có thể gây chèn ép những tĩnh mạch ở hậu môn và các búi trĩ dần hình thành. Vì vậy, bạn nên lưu ý đến thời gian đi đại tiện để tránh bệnh trĩ ở trẻ em và có cách điều trị thích hợp.

1.3. Thể trạng của trẻ

Vì trẻ đang trong giai đoạn phát triển và dần hoàn thiện những bộ phận của cơ thể. Những cơ vùng hậu môn ở trẻ còn khá yếu và tổ chức hoạt động của chúng còn lỏng lẻo. Những dây chằng ở vùng hậu môn và trực tràng vẫn chưa có sự liên kết chặt chẽ. Bên cạnh đó, xương cùng và trực tràng của bé lại nằm trên cùng một đường thẳng. Điều này khiến cho trực tràng dễ bị đẩy ra bên ngoài và dẫn đến bệnh trĩ.

2. Bệnh trĩ ở trẻ em có thể nhận biết qua triệu chứng nào?

Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc rằng bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không? Nếu như bạn nhận biết sớm và có cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em. Điều này sẽ không hề gây ra biến chứng nguy hiểm cho trẻ và ngược lại. Bạn có thể nhận biết bệnh trĩ ở trẻ qua một số triệu chứng sau: 

2.1. Đại tiện khó khăn

Đây là triệu chứng điển hình mà bất kỳ trẻ nào bị bệnh trĩ đều mắc phải. Bạn nên lưu ý khi thấy trẻ đi đại tiện ngồi quá lâu hoặc bé có những biểu hiện khó chịu. Một số trẻ sẽ nhăn nhó hoặc gào khóc mỗi khi đi vệ sinh. Đây cũng chính là những triệu chứng cho thấy bé đang mắc các vấn đề về đường tiêu hóa. Và đặc biệt có thể trẻ đang mắc bệnh táo bón hoặc thậm chí là trĩ.

Bệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị
Trẻ bị bệnh trĩ thường gặp khó khăn khi đại tiện

2.2. Đại tiện xuất hiện ra máu 

Khi bị bệnh trĩ, trẻ sẽ phải cố gắng rặn để đẩy được phân ra bên ngoài. Điều đó vô tình gây áp lực lên vùng hậu môn và phân đi ra ngoài có kèm theo máu. Hoặc có một số trẻ tuy không đi ngoài vẫn chảy máu ở vùng hậu môn. Triệu chứng này thấy rõ hơn khi bạn sử dụng giấy vệ sinh vùng hậu môn cho bé. Một điều bạn có thể nhận biết là máu thấm đã trên giấy vệ sinh.

2.3. Sa búi trĩ ở hậu môn

Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở tất cả những người mắc bệnh trĩ bao gồm cả trẻ em. Trong khoảng thời gian đầu, búi trĩ nhỏ và khi sa ra bên ngoài thì nó có thể thụt ngược vào trong. Thời gian sau đó búi trĩ sẽ phình to ra và không thể tự thụt vào lại bên trong nữa. Điều này làm cho trẻ em bị đau đớn, khó chịu và cần có cách điều trị bệnh trĩ ngay.

3. Hướng dẫn cách phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

Vì sức đề kháng của bé còn yếu nên bạn cần tìm ra cách điều trị bệnh trĩ cho trẻ em phù hợp. Để điều trị bệnh trĩ hiệu quả, ba mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh. Cách phòng tránh và điều trị bệnh trĩ ở trẻ em như sau:

Bệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị
Phụ huynh nên cung cấp nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ
  • Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như khó đi đại tiện hoặc đại tiện ra máu. Trước tiên, phụ huynh cần thay đổi chế độ ăn uống cho con em mình.
  • Bạn nên bổ sung nhiều chất xơ và chế biến thành các món ăn khác nhau cho trẻ. Bạn có thể cung cấp vitamin cho trẻ thông qua các loại trái cây và nước ép hoa quả.
  • Bạn nên tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ và mỗi ngày 1 lần để ngừa táo bón.
  • Vệ sinh vùng hậu môn của trẻ sạch sẽ sau khi mỗi lần đi đại tiện. Tốt nhất bạn nên rửa sạch bằng nước rồi lau lại bằng khăn mềm hoặc giấy vệ sinh.

Bài viết trên cũng đã giúp bạn tìm hiểu về bệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả nhất. Bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. 

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *