Xung huyết dạ dày nên ăn gì? Triệu chứng và nguyên nhân cần phải biết của bệnh xung huyết dạ dày
Viêm xung huyết dạ dày hay viêm xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc hang vị bị viêm loét, khiến cho các mạch máu ở vùng bị viêm giãn nở do ứ máu nhiều. Vùng niêm mạc Hang vị xung huyết bị viêm trở nên đỏ hơn các vùng khác. Khi các vết loét bị xung huyết này càng phát triển mà không được chăm sóc kịp thời sẽ dẫn đến chảy máu và có nguy cơ gây thủng Hang vị, khiến người bệnh bị tử vong.
Xem nhanh
Nguyên nhân xung huyết dạ dày
- Người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)
- Thói quen ăn uống chưa khoa học, không đảm bảo vệ sinh
- Sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
- Căng thẳng, stress, mất ngủ lâu ngày
- Ảnh hưởng do sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau dài ngày: nhóm thuốc chống viêm Corticoid (Prednisolon, Dexamethason…), hay nhóm thuốc giảm đau không Steroid như là Aspirin, Mobic.
Triệu chứng của viêm xung huyết hang vị dạ dày
- Đau và nóng rát thượng vị (vùng nằm dưới xương ức và trên rốn), cơn đau có thể lan ra phía sau lưng, lúc âm ỉ lúc đau quặn.
- Buồn nôn và nôn
- Đầy bụng
- Ợ hơi, ợ chua
Sau thời gian bị viêm loét nặng không kịp cứu chữa, vùng Hang vị có thể bị chảy máu. Các triệu chứng xuất huyết Hang vị sẽ khác nhau phụ thuộc vào vị trí và mức độ chảy máu:
- Xuất huyết nhẹ: bình thường: Đau bụng, khi đại tiện thấy phân màu đen như bã cà phê hoặc màu mận đỏ, phân có mùi hôi rất khó chịu.
- Xuất huyết nghiêm trọng: Cơn đau quặn rất dữ dội, da mặt nhợt nhạt, tái xanh, chóng mặt, vã mồ hôi hột, tụt huyết áp, có thể bị ngất xỉu hoặc sốc, nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu cục, đi ngoài ra máu tươi.
Xung huyết dạ dày nên ăn gì
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày. Do những thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, để tăng cường sức khỏe, bảo vệ niêm mạc dạ dày và hang vị. Từ đó làm tăng khả năng bình phục bệnh.
Dưới đây là các loại thực phẩm người bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày có thể thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh:
- Chuối – thực phẩm bảo vệ niêm mạc hang vị
Một số nghiên cứu phát hiện chuối chín hoặc chuối xanh đều có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng do bệnh viêm xung huyết hang vị gây nên.
Với thành phần vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin B5, B12, kẽm, kali và canxi,… chuối giúp làm lành các vết loét ở niêm mạc hang vị. Đồng thời kích thích sự phát triển màng nhầy trong niêm mạc. Từ đó bảo vệ niêm mạc hang vị khỏi tác động của acid, để hạn chế viêm loét. Do đó, để cải thiện các triệu chứng, khó chịu ở hệ tiêu hóa, người bệnh nên sử dụng 1 – 2 quả chuối mỗi ngày sau khi ăn.
-
Đu đủ – ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, khó tiêu
Đu đủ là một trong những loại trái cây nhiệt đới mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng tốt đối với sức khỏe. Đôi khi chúng cũng được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên giúp cải thiện triệu chứng khó tiêu do bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày gây nên.
Đu đủ chứa một loại enzyme có tên gọi là papain. Loại enzyme này có tác dụng phá vỡ protein trong thực phẩm, giúp việc tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng trở nên dễ dàng hơn.
Do đó, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên thêm đu đủ vào chế độ ăn hàng ngày để giảm nhanh triệu chứng khó tiêu do bệnh gây nên. Đồng thời giúp bổ máu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do xuất huyết. Mặt khác, ăn đu đủ hàng ngày còn giúp cải thiện tình trạng đầy hơi và làm lành vết loét ở niêm mạc hang vị, dạ dày.
-
Thực phẩm giàu Probiotic – cân bằng dịch vị axit dạ dày
Việc ăn các loại thực phẩm giàu men vi sinh và lợi khuẩn tốt cho đường ruột có thể điều chỉnh sự mất cân bằng trong hệ tiêu hóa. Đồng thời giúp giảm nhanh các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng hoặc đau bụng. Các loại thực phẩm giàu Probiotic khi được dung nạp vào cơ thể sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa viêm nhiễm.
Thực phẩm chứa Probiotic có lợi đối với sức khỏe của người bị viêm xung huyết hang vị dạ dày như:
- Sữa chua: sử dụng sữa chua đều đặn mỗi ngày giúp làm giảm táo bón, tiêu chảy và hỗ trợ cải thiện bệnh viêm hang vị dạ dày,
- Buttermilk: Có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh do yếu tố kháng sinh gây nên
- Kefir: Uống 2 cốc sữa Kefir mỗi ngày trong một tháng giúp giảm nhanh triệu chứng đau nhức, khó chịu ở bụng do bệnh gây ra.
Nguồn: https://lihoradka.info